Vậy hãy bắt tay vào trồng gừng đi nào, hướng dẫn cách trồng gừng năng suất cao.
Cách trồng gừng năng suất cao
Chuẩn bị giống:
Củ gừng có thể lấy ngay sau khi thu hoạch hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn, với lượng cần chuẩn bị là 300 kg/1.000 m2 đất trảng nắng. Chọn củ cây gừng già hoặc gừng cựu phần thân chính của dánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên, bẻ hoặc cắt các đoạn củ (ánh) dài 2,5 -5 cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ). Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng như Phatox, Validacine để phòng và diệt nấm bệnh. Sau đó trồng ngay để đảm bảo khả năng nảy mầm hoặc có thể ủ giống cho lên chồi rồi mới trồng, cách này sẽ tiết kiệm công trồng dặm về sau.
Cách trồng gừng năng suất cao :Chọn chậu và đất trồng gừng
Chọn chậu nhựa hay chậu sành có kích thước cao khoảng 35 - 40 cm, rộng 30 -35 cm. Gừng thích hợp trồng nơi có đất tơi xốp nhiều mùn thoát nước khá tốt, vì thế có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1 hoặc tro trấu, phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1.2.
Chuẩn bị đất cho cách trồng gừng năng suất cao
Đất trồng phải nên vệ sinh dọn sạch tàn dư trước khi trồng cày sâu ít nhất là 20 cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp; sau đó tiến hành bón lót phân, chế phẩm sinh học,.. rồi lên luống cao 10 -20 cm, mặt luống rộng 40 -50 cm (trồng 2 hàng/luống), sang phẳng mặt luống và đào rãnh thoát nước.
Mật độ và kỹ thuật trồng gừng
Trên mỗi luống, trồng thành 2 hàng so le nhau (kiểu nanh sấu), với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm (đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa). Đặt giống đã chuẩn bị trước sâu khoảng 5 đến 7cm, mắt mầm, chồi hướng lên hoặc hướng ngang có rất nhiều mắt mầm hoặc chồi, lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.
Xem thêm: Kỹ Thuật Trồng Gừng Trong Chậu Cho Ra Gừng To Bất Ngờ
Đối với phương pháp trồng trong túi hoặc bầu thì trồng với mật độ thưa hơn vì cây gừng được chăm sóc dễ dàng hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây gừng năng suất cao
Đặt chậu ở những nơi có đầy đủ ánh sáng với nhiệt độ khoảng 24 đến29 độ C là vừa đủ. Sự tăng trưởng của cây sẽ bị giảm đi nếu nhiệt độ thấp hơn 24 độ C, bởi lẽ gừng là thực vật hợp với khí hậu nóng ẩm.
Cần tưới nước 2 đến3 lần trong ngày để gừng vừa đủ ẩm, không nên chôn sâu xuống nếu không củ gừng giống sẽ bị úng nước, dễ thối củ. Sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm 1 lần/ngày.
Khi cây bước vào giai đoạn trưởng thành, chiều cao đạt từ 0.6-1.2 m. Bạn có thể đào những mầm mới lên và trồng lại chúng ở một nơi khác (chúng sẽ lại mọc rễ mới) hoặc lấy chúng để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
Cách trồng gừng năng suất cao : Bón phân
Tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng, thực trạng của cây gừng và mục đích sử dụng, lưọng phân cần cho 1 ha. Bón lót 3 -5 tấn phân chuồng (nên kết hợp phân trùn và các loại phân khác) và các chế phẩm sinh học với lượng thích hợp;
Xem thêm: Cách Trồng Gừng Hiệu Quả Cho Ra Nhiều Củ Lợi Nhuận Cao
Bón thúc 100 -120 kg Urea + 150 -170 kg Super lân + 200 -220 kg Kali vào các thời điểm 25 -30, 90 -100 và 150 -160 NST.
Nên chú ý ngoài các thời điểm bón phân trên nếu thấy lá gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành bón qua lá bằng cách phun với lượng 10g Urea/bình 10 lít nước.
Cách trồng gừng năng suất cao :Phòng trừ sâu bệnh:
Một số sâu bệnh phổ biến thường gặp trên gừng
Phòng trừ sâu bệnh:
Một số sâu bệnh phổ biến thường gặp trên gừng
Sâu hại:Sâu đục vào bên trong và ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất cây gừng sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Regent, Furadan, Kinalux…
Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu độ tuổi khoảng 1 đến 2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay nếu không khó phòng trị kịp thời.
Thối vàng:
Bệnh có triệu chứng vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm; trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tốp lại có phủ lớp tơ màu trắng là do nấm Fusarium tấn công vào củ xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.
Cách chữa trị xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc như Appencard Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score,..
Thu hoạch và tồn trữ:
Tuỳ vào mục đích mà ta có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi. Nếu là củ gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng.
Cẩn thận dùng tay không để thu hoạch củ gừng để tránh làm xây xác củ (làm giảm giá trị thương phẩm và khó bảo quản); sau đó nhổ cả bụi sau đó cắt lấy củ.
Xem thêm:
tuiuomcay Theo tuiuomcay.com
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn